Gạch trồng cỏ và xu thế sử dụng nhiều trong các hạng mục công trình xanh
Trong công trình kiến trúc xây dựng hiện nay, ngày càng có nhiều các kiến trúc sư, nhà thiết kế cảnh quan và chủ công trình chọn lựa gạch trồng cỏ để tạo nên không gian xanh, thân thiện với môi trường.
Xu hướng này không chỉ giúp mang lại công trình với giá trị thẩm mỹ cao mà còn đồng thời hướng tới việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra một môi trường sống xanh, phù hợp với xu thế sử dụng hiện đại.
Trong bài viết này, Khang Thành Lợi sẽ cùng khám phá những lợi ích đáng giá của việc sử dụng gạch trồng cỏ và tại sao nó trở thành xu hướng mới trong việc xây dựng các hạng mục công trình xanh.
Tại Sao Gạch Trồng Cỏ Lại Là Xu Thế Sử Dụng Nhiều Trong Các Hạng Mục Công Trình Xanh?
Không gian xanh và việc bảo vệ môi trường ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong xã hội ngày càng phát triển hiện đại.
Trong khi chúng ta đang thực hiện hàng loạt các biện pháp bảo vệ thiên nhiên ở mọi khía cạnh, thì một giải pháp độc đáo và hấp dẫn đã xuất hiện - gạch trồng cỏ thân thiện môi trường.
Đây là một giải pháp sáng tạo có thể giúp mang lại không gian xanh tươi của thiên nhiên ngay tại nhà, công viên hay bất kỳ khu vực nào mà không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Sở dĩ gạch trồng cỏ tạo nên xu thế trong các công trình xây dựng, đặc biệt là trong các hạng mục công trình xanh là nhờ gạch sở hữu một loạt ưu điểm vượt trội như:
Là dòng gạch không nung
Khác với các dòng gạch nung truyền thống gây ô nhiễm môi trường, gạch trồng cỏ thuộc dòng gạch không nung được sản xuất hoàn toàn dựa trên công nghệ ép thủy lực, không qua quá trình nung đốt.
Ngoài ra, gạch trồng cỏ còn được sản xuất bởi các nguyên liệu xanh như tận dụng các phế thải công nghiệp như bột đá, tro bay, thạch cao, bột sắt,…đa số là những nguồn phế thải đang được thải ra từ các nhà máy công nghiệp, nếu không được tận dụng sử dụng sẽ thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.
Chính nhờ ưu điểm này mà gạch không nung trồng cỏ được nhà nước khuyến khích sử dụng trong các dự án xây dựng có nguồn vốn nhà nước. Theo dự đoán của các chuyên gia xây dựng thì hiện tại và tương lai các công trình xây dựng tại Việt Nam sẽ chuyển đổi dần sang hoàn toàn sử dụng gạch block không nung.
Đặc biệt, theo kế hoạch trong năm 2024-2030 chính phủ đã và đang dồn nguồn vốn đầu tư công cho các tỉnh miền Nam để phát triển hạ tầng đô thị nên đã thu hút nhu cầu sử dụng gạch block không nung rất lớn, góp phần tạo nên xu hướng xây dựng hiện nay.
Thẩm mỹ vượt trội
Khác với các dòng gạch khác, gạch trồng cỏ có lợi thế ưu việt là tận dụng các lỗ trống trên bề mặt gạch để trồng cỏ, đem lại màu xanh tươi mát cho công trình mà hiếm có loại gạch nào làm được.
Chính nhờ đặc điểm này mà gạch trồng cỏ trở thành xu thế sử dụng rộng rãi trong các hạng mục công trình xanh như sân vườn, công viên, khuôn viên công cộng, hồ bơi, bãi giữ xe, tường rào,...
Gạch trồng cỏ không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho không gian mà còn giúp tạo ra môi trường sống xanh và thân thiện với con người.
Thêm vào đó, gạch trồng cỏ có thể biến những không gian khô khan thành những không gian xanh mát, nơi mà cây cỏ bao phủ, tạo nên một kết nối gần gũi và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Độ cứng tốt, độ bền cao
Đặc tính của gạch trồng cỏ là có kết cấu bê tông nguyên khối rất vững chắc. Gạch có thể đạt được Mac M200, M300, M400 tùy theo yêu cầu cầu của khách hàng.
Chính nhờ độ cứng tốt mà gạch trồng cỏ khó bị nứt, sứt mẻ góc cạnh nên rất bền bỉ theo thời gian. Và đây cũng là một trong những lí do mà gạch trồng cỏ rất được ưa chuộng sử dụng tại các bãi đỗ xe công cộng, lối đi công viên,…những nơi thường xuyên chịu lực cao.
Thấm nước tốt, thoát nước nhanh
Gạch được thiết kế có nhiều lỗ hổng trên bề mặt nên khả năng thấm và thoát nước vô cùng nhanh, tránh tình trạng ứ đọng cục bộ. Ngoài ra, nhờ ưu điểm này mà bề mặt gạch trồng cỏ luôn sạch sẽ, an toàn, không có rêu mốc.
Hơn thế nữa, chính nhờ đặc tính thấm nước nhanh, thoát nước tốt mà gạch trồng cỏ được sử dụng rộng rãi tại các taluy, bờ kè,… Phù hợp với những công trình cần đến độ chịu chống trơn trượt, an toàn mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ bên ngoài.
Thi công đơn giản
Một trong những ưu điểm mà khiến gạch trồng cỏ trở thành xu thế là nhờ thi công nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi chí nhân công.
Vì thuộc loại gạch tự chèn nên gạch trồng cỏ không cần phải trải qua nhiều công đoạn, quá trình thi công không quá cầu kì, kích thước gạch to, góc cạnh nên quá trình thi công cũng được rút ngắn.
=> Nhờ hàng loạt ưu điểm nổi bật trên mà gạch trồng cỏ được sử dụng ưa chuông, rộng rãi, dễ dàng trở thành xu thế xây dựng trong các hạng mục công trình xanh.
Đặc điểm của gạch trồng cỏ
Gạch trồng cỏ có kích thước cụ thể như sau: Dài 39cm, cao 26cm, dầy 8cm, trọng lượng khô: 9kg/viên. Gạch trồng cỏ có nhiều loại kích thước khác nhau nhưng loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay là kích thước 39x26x8.
Gạch trồng cỏ có 2 loại chính là gạch trồng cỏ loại bóng và gạch trồng cỏ loại nhám. Hai loại này có sự chênh lệch về giá cao do nguyên liệu và quy trình sản xuất khác nhau.
Gạch lát vỉa hè trồng cỏ loại nhám được sản xuất bằng công nghệ ép rung tự động, quá trình sản xuất đơn giản, đại trà nên có giá thành rẻ hơn gạch lát vỉa hè trồng cỏ loại bóng được sản xuất thủ công, truyền thống, phụ thuộc đến 50% vào con người khiến cho quá trình sản xuất gạch lâu hơn, phải mất từ 3-5 ngày mới đóng kiện sản phẩm để xuất đi. Về định mức thì gạch trồng cỏ 8 lỗ thì có định mức là 10 viên/m2.
Hướng dẫn lát gạch trồng cỏ đúng tiêu chuẩn
Thi công lát gạch trồng cỏ là một quy trình đòi hỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình này:
Bước 1 - Chuẩn bị nền móng
Một nền móng vững chắc là yếu tố then chốt trong thi công lát gạch trồng cỏ. Các công đoạn cần thực hiện bao gồm:
- Lu hoặc đầm nền đất: Đảm bảo nền đất được nén chặt để tạo ra một bề mặt phẳng và vững chắc.
- Thiết kế độ dốc: Nền cần có độ nghiêng thích hợp để nước có thể thoát đi dễ dàng. Điều này giúp tránh tình trạng nước đọng lại trên bề mặt, gây hại cho nền móng và gạch lát.
Bước 2 - Rải đá dăm
Sau khi đã chuẩn bị nền móng:
- Rải đá dăm: Rải một lớp đá dăm dày từ 5 - 10 cm lên bề mặt.
- Đầm đá dăm: Sử dụng máy đầm để nén chặt lớp đá dăm, tạo nên một nền móng vững chắc.
- Rải lớp cát: Phủ một lớp cát dày 1 - 2 cm lên trên đá dăm, tưới nước đều và dùng công cụ như bay, thước để tạo bề mặt phẳng.
Bước 3 - Lát gạch trồng cỏ
Bắt đầu lát gạch theo các bước sau:
- Triển khai từ giữa: Bắt đầu lát từ giữa khu vực, phát triển ra các bên.
- Đảm bảo độ dốc: Sử dụng lưới cao độ và chỉ căng để định vị các viên gạch theo thiết kế và đảm bảo độ dốc.
- Cắt gạch: Sử dụng máy cắt gạch để cắt các viên gạch khớp với diện tích yêu cầu, đặc biệt là ở các vùng tiếp giáp với biên.
Bước 4 - Rải đất trên bề mặt
Sau khi đã lát gạch xong:
- Rải đất: Rải một lớp đất lên bề mặt các viên gạch.
- Cào đất: Sử dụng cào để cào nhẹ nhàng, giúp đất lọt vào các lỗ của viên gạch.
Bước 5 - Trồng cỏ
Cuối cùng, tiến hành trồng cỏ vào các lỗ trống của gạch:
- Chọn loại cỏ: Có thể dùng hạt cỏ hoặc cỏ giống tuỳ theo nhu cầu của chủ đầu tư.
- Tưới nước: Tưới nước đều đặn khu vực mới trồng cỏ và duy trì việc tưới nước cho đến khi cỏ bắt đầu nảy mầm.
Kết Luận
Gạch trồng cỏ đang trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp xây dựng và thiết kế cảnh quan. Việc sử dụng gạch trồng cỏ không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn giúp tạo ra một môi trường sống xanh và thân thiện với con người. Đây chắc chắn là một xu hướng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là các hạng mục công trình xanh.